Cách Nuôi Gà Không Bị Bệnh – Hướng Dẫn Đầy Đủ Cho Kê Sư

Cách Nuôi Gà Không Bị Bệnh

Cách nuôi gà không bị bệnh là một trong những bí kíp giúp người nuôi sở hữu cho mình một chiến kê khỏe mạnh. Với những kiến thức và cách áp dụng cụ thể, rõ ràng mang đến một quy trình nuôi chuẩn khoa học nhất. Sở hữu ngay bí kíp này để có thể tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy chiến kê nhé!

Cách nuôi gà không bị bệnh là gì?

Cách nuôi gà không bị bệnh là tập hợp của nhiều phương pháp khác nhau nhằm chăm sóc chiến kê, giúp chúng kháng lại bệnh tật. Đặc biệt với phương pháp này bạn sẽ chú trọng quá trình phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từ đó, giúp chiến kê có được cuộc sống mạnh khỏe trong suốt vòng đời.

Cách nuôi gà không bị bệnh chuẩn khoa học từ chuyên gia
Cách nuôi gà không bị bệnh chuẩn khoa học từ chuyên gia

Vì sao cần nuôi gà không bị bệnh?

Một lợi ích rõ ràng và ngay trước mắt bạn chính là kinh tế. Việc phòng bệnh từ sớm sẽ ngăn chặn quá trình diễn tiến nặng hơn, từ đó hạn chế “đau ví” của bạn. Chưa kể đến quá trình sau điều trị, bạn phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ nếu muốn chiến kê quay lại thời kì đỉnh cao.

Điều tiếp theo quan trọng không kém chính là sức khỏe. Đối với một số bệnh truyền nhiễm chúng không chỉ tấn công đơn mục tiêu mà cả bầy gà của bạn đều là nạn nhân. Ngoài ra, đối với gà chọi việc nhiễm bệnh ít nhiều sẽ gây tổn hại về mặt cơ bắp cũng như khả năng vận động. Đặc biệt, với các bệnh cúm, phong hàn, đậu gà cực kỳ nguy hiểm.

Hướng dẫn cách nuôi gà không bị bệnh chuẩn chỉnh nhất

Để có được cách nuôi gà không bị bệnh là cả một quá trình từ lúc con non cho đến khi chiến kê trưởng thành. Cụ thể, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng

Để chiến kê có thể phát triển toàn diện và khả năng kháng bệnh một cách tốt nhất bạn cần cân bằng đạm, chất béo, đường, vitamin. Đặc biệt chia nhỏ giai đoạn nuôi thành các mốc thời gian sau:

  • Giai đoạn 1-7 ngày tuổi: Bởi vì gà con nên thức ăn phải mềm, dễ tiêu, giàu protein. Trong đó các loại thức ăn công nghiệp và hạt nghiền nhỏ là thứ mà bạn nên ưu tiên. Hạn chế cho ăn hạt có vỏ khô cứng, Kết hợp với nguồn nước sạch và liên tục có chứa vitamin C để hạn chế nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn cần phải trông đèn sưởi ấm tránh để gà non nhiễm khí hàn.
  • Giai đoạn 8-28 ngày tuổi: Tăng cường nguồn protein cao hơn trước khoảng 18-20%. Đồng thời, lúc này bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt ngũ cốc ngâm ấm như bắp và đậu tương để tăng lượng đường. Về phần nước ngoài vitamin C thì bạn có thể pha thêm vitamin B và khoáng chứa Canxi, Kẽm.
  • Giai đoạn trên 28 ngày tuổi: Vì đây là lúc gà “dậy thì” nên protein sẽ dần thay thế hầu hết bữa ăn cho chiến và giảm đường. Từ đó, giúp gà của bạn tăng cơ giảm mỡ, từ đó tăng sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng chi tiết dành cho chiến kê
Chế độ dinh dưỡng chi tiết dành cho chiến kê

Chuồng trại

Môi trường sống luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cách nuôi gà không bị bệnh. Đảm bảo chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ với những tiêu chí sau:

  • Kích thước: Chuồng gà cần đủ rộng để tránh hiện tượng quá tải, diện tích lý tưởng gà thả vườn sẽ là 2-3 con/m². Còn với nuôi nhốt sẽ từ 1-2 con/m².
  • Nhiệt độ: Giai đoạn gà con (1-7 ngày tuổi) cần duy trì nhiệt độ từ 32-35°C, sau đó giảm dần mỗi tuần 1-2°C cho đến khi đạt nhiệt độ môi trường tự nhiên (khoảng 20-25°C).
  • Độ ẩm: Kiểm soát chỉ số này không được vượt quá 60-70%. Nếu cao hơn sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
  • Thông gió: Chuồng nuôi không được bịt kín cần có cửa sổ hoặc dùng lưới để tăng độ thông thoáng. Tránh ứ đọng các khí gây hại như NH3, CO2.

Phòng bệnh với Vaccine

Vaccine là một công cụ hiệu quả nhất trong cách nuôi gà không bị bệnh. Một số dòng vaccine mà bạn nên tiêm đầy đủ cho chiến kê như:

  • Newcastle (bệnh gà rù): Tiềm lần đầu khi gà đạt 3-7 ngày tuổi, nhắc lại ở giai đoạn  21 ngày, 2, 4 và 6 tháng.
  • Dịch tả (Gumboro): Tiêm phòng khi gà được 10-14 ngày tuổi.
  • Đậu gà: Cho chiến kê sử dụng vào ngày thứ 21-28.

Kháng sinh dự phòng

Khi phát hiện chiến kê có dấu hiệu viêm nhiễm hay chấn thương, bạn nên đưa kháng sinh vào sử dụng để tránh nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, không được lạm dụng vì rất dễ gây kháng thuốc về sau. Những dòng kháng sinh được cho là có hiệu quả mà bạn có thể sử dụng như:

  • Kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng, tay chân-mồm (CRD): Tylosin, Spiramycin, Oxytetracycline được sử dụng để phòng bệnh này.
  • Thuốc tẩy giun, ký sinh trùng: Định kỳ cho gà uống thuốc tẩy giun sán (Levamisol, Albendazole) vào khoảng 2 tháng/lần.
Điều trị kháng sinh khi chiến kê nhiễm bệnh
Điều trị kháng sinh khi chiến kê nhiễm bệnh

Chế độ luyện tập

Bạn cần dành ra 15-30 phút để tiến hành phơi nắng cho gà nhằm tăng cường khả năng trao đổi chất. Các bài tập chân như đeo tạ, rượt đuổi, vượt chướng ngại vật cũng cần được sử dụng. Sau mỗi buổi tập cần cho chiến kê hồi sức với nước bổ sung khoáng.

Lời kết

Với những hướng dẫn cách nuôi gà không bị bệnh trên hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong khoảng thời gian tới. Tuy nhiên, cần biết rằng mỗi giống kê sẽ có cách nuôi riêng, do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Hay hơn bạn có thể theo dõi và đăng ký kênh để được update thêm nhiều kiến thức chuẩn nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *